Thực phẩm làm tan biến suy nhược cơ thể
Suy nhược cơ thể là tình trạng bệnh lý kéo dài với những biểu hiện lo âu, khó ngủ, mệt mỏi, làm việc năng suất giảm... Có người vượt qua trong thời gian ngắn nhưng có người phải chữa dài ngày. Vậy, khi cơ thể suy nhược cần có chế độ ăn uống cân bằng, sinh hoạt khoa học.
Nguyên nhân
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến cơ thể suy nhược. Ở một số người lao động quá sức, ăn uống kiêng khem, thiếu chất dinh dưỡng dễ dẫn đến cơ thể suy nhược. Đối với một số bệnh nhân do mắc bệnh lý tâm thần có biểu hiện rối loạn cảm xúc như bực tức, nóng nảy, đôi khi quá nhạy cảm dễ kích động. Khi đó, người bệnh thường mất cảm giác thích thú, thụ động, thiếu sức sống. Có hiện tượng rối loạn tình dục với những triệu chứng mất khoái cảm ở nữ và xuất tinh sớm, bất lực ở nam. Đối với một số người bệnh là sau khi phẫu thuật, sinh đẻ hoặc mắc một số bệnh lý mạn tính nào đó… khiến suy nhược cơ thể.
Biểu hiện
Các triệu chứng hay gặp nhất là rối loạn giấc ngủ như mất ngủ, khó ngủ, ngủ chập chờn, đôi khi có ác mộng. Có hiện tượng mỏi cơ như đau nhức cơ, chuột rút, đau lưng, mệt mỏi khi vận động. Thường thấy ù tai, hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, sợ ánh sáng. Ngoài ra, còn có các rối loạn lo âu với cảm giác bồn chồn, khó chịu trong cơ thể, lo sợ, bi quan, mệt, uể oải, hay đổ mồ hôi trộm, da xanh xao tái nhợt, đôi khi ngất xỉu. Có cảm giác chán ăn, đầy hơi, buồn nôn, giảm ngon miệng, sụt cân.
Cách khắc phục
Tùy theo nguyên nhân mà cách khắc phục cho phù hợp. Đối với bệnh nhân sau phẫu thuật, sinh đẻ… cơ thể giảm sút toàn thân thì bên cạnh thuốc trị bệnh chính cần bổ sung nước, điện giải, chú ý chế độ ăn uống.
Thực đơn ăn uống cần đảm bảo 4 thành phần (đạm, béo, bột đường, vitamin) nhưng cần bổ sung thêm nhiều rau xanh như súp lơ, cải chíp, những loại rau nhiều axit folic và vitamin tốt cho sức khỏe, dễ ăn. Những loại hoa quả có vị thanh như thanh long, nho, cam… Nên ăn nhiều những món ăn mà mình có cảm giác ngon và thích thú. Nếu ăn uống thấy không ngon miệng thì nên chế biến món ăn loãng, dễ tiêu.
Đối với người lao động quá sức ăn uống cần đủ chất đạm, lipit ( thịt, cá, trứng,…) và cần chú ý thêm chế độ nghỉ ngơi, học và làm việc hợp lý, nhất là đảm bảo giấc ngủ trưa từ 30 phút đến một giờ. Tránh những stress, tập thư giãn, tập thở là một trong những phương cách tốt giúp cơ thể điều chỉnh nhịp thở. Cần xoa bóp chân tay, nhất là vùng lưng và các khớp gối. Không uống cà phê, bia rượu, hút thuốc lá. Nếu các biểu hiện suy nhược không được cải thiện cần đến cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị thích hợp.
Đối với người bệnh suy nhược cơ thể do các rối loạn trầm cảm, lo âu và rối loạn thần kinh thì phải dùng các thuốc chống trầm cảm, lo âu. Việc điều trị phải liên tục và kéo dài trung bình sáu tháng đến hai năm và có bác sĩ chuyên khoa tâm thần, tâm lý, nội thần kinh theo dõi.
Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng giúp khắc phục suy nhược cơ thể
Khoai sọ món ăn vị thuốc chữa suy nhược cơ thể
Khoai sọ là thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng như: tinh bột, protid, lipid, galactose, Ca, P, F; các vitamin A, B, C và nhiều axit amin cần thiết cho cơ thể. Những món ăn từ khoai sọ còn có tác dụng chữa bệnh.
Theo y học cổ truyền, củ khoai sọ có vị ngọt hơi the, trơn, tính bình, có tác dụng ích khí bổ thận, điều hòa nội tạng, bổ hư tổn, trừ đàm tiêu thũng. Thường dùng để chữa suy nhược cơ
Cà rốt chữa suy nhược cơ thể
Khi cơ thể suy nhược, nấu cháo gạo nếp với cà rốt, gừng tươi, thịt gà, tiêu, hành, ăn lúc còn nóng sẽ giúp phục hồi sức khỏe.
Củ cà rốt giàu chất dinh dưỡng, có thể nấu cháo ăn bồi bổ khi cơ thể suy nhược. Và thường được hầm với xương làm món canh trong bữa cơm gia đình. Dân gian thường dùng loại củ này để trị một số chứng bệnh như: Suy nhươc, kiết lỵ, gian sán, xuất huyết, ...
Đậu đỏ
Đậu đỏ là một trong những thực phẩm thuộc họ đậu có tác dụng tăng lực tên chữ Hán là "Xích tiểu đậu" hay "Xích đậu". Theo đại danh y Tuệ Tĩnh, đậu đỏ có vị ngọt chua, tính bình không độc, trị được cả chứng mụn lở, đi tả, đau buốt cơ thể, đái tháo, nôn mửa, có tác dụng bổ huyết và lợi tiểu, là thức ăn lý tưởng cho người mắc bệnh thiếu máu. Những người thiếu máu không dám ăn gan lợn nhưng đậu đỏ khắc phục được điều đó.
Đậu đen
Còn có tên gọi là ô đậu, hắc đại đậu…thường được dân gian sử dụng như một loại thức ăn ngon, bổ, rẻ, dưới nhiều dạng chế biến đơn giản như chè, kem, cháo, bánh tét, xôi, nhân bánh in, bánh trung thu, các loại bánh ngọt, bột dinh dưỡng cho trẻ, làm giá, hoặc hầm chung trong các món súp đuôi bò, đuôi heo…Ngoài ra đậu đen còn được chế biến ở dạng tương hoặc dạng đậu sị và món này đặc biệt cho người Trung hoa thường dùng để ăn với cháo trắng mỗi buổi sáng.
Theo YHCT đậu đen tính hơi ôn (ấm), vị ngọt, qui kinh Thận, có tác dụng trừ thấp giải độc, bổ thận, bổ huyết, bồi bổ cơ thể. Nhiều sách cổ viết rằng ăn đậu đen chữa được chứng thủy thũng, tê thấp, bổ thận, giải độc cơ thể, phụ nữ dùng lâu ngày thì làm đẹp dung nhan.
Theo tài liệu trong đậu đen có chứa nhiều sinh tố A, B, C, PP, protid, glucid, lipid, muối khoáng. Hàm lượng acid amin cần thiết trong đậu đen rất cao gồm: lysin, methionin, tryptophan, phenylalanin, alanin, valin, leucin...do đó đậu đen được xem như một loại thuốc bổ. Ngoài ra, còn một nhóm chất rất quan trọng tạo màu sắc đỏ tím cho lớp vỏ ngoài của đậu đen được gọi là anthocyanidin, đây là nhóm chất có tác dụng kháng oxy hóa tế bào rất cao, giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, đề kháng ung thư, kéo dài tuổi thọ, chống lão hóa tế bào, vì vậy đậu đen dùng tốt cho người già, trẻ em và phụ nữ, nam giới sử dụng sẽ tăng cường chức năng của thận, bổ tinh, ích huyết, chữa liệt dương, tai ù, huyết áp cao.